THANH REN, TY REN LÀ GÌ
Thanh ren là chi tiết rất quan trọng trong lắp ghép, nó được sử dụng nhiều trong thi công các hạng mục xây dựng, gia công cơ khí. Tùy thuộc vào điều kiện sử dụng cũng như kết cấu khác nhau mà người ta lựa chọn lựa chọn vật liệu và kích thước của thanh ren khác nhau.
Thanh ren mạ kẽm
1. Thanh ren là gi ?
Thanh ren được hiểu là một chi tiết thẳng có chiều dài khoảng từ 1 mét đến 3 mét, dùng để liên kết giữa các kết cấu cố định của công trình với các kết cấu phụ đi kèm theo ông trình như các hệ thống thang máng cáp, hệ thông điện nước tòa nhà, hệ thông cứu hỏa. Do có chiều dài lớn và cứng nên thanh ren thường dùng được với những liên kết thẳng đứng là chủ yếu.
Hiện này các loại thanh ty ren đều được sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng: Tiêu chuẩn sản xuất cả Cộng Hòa Liên Bang Đức DIN 975 và một số tiêu chuẩn khác như: ASTM, TCVN, GB, GOST… các loại ren đều tuân theo hai hệ cơ bản là ren hệ mét, và ren hệ inch ( hay còn gọi là ren Anh)
2. Phân loại: thanh ren được phân ra rất nhiều loại dựa trên các đặc điểm và đặc tính kỹ thuật khác nhau.
2.1 Phân loại theo độ bền.
– Thanh ren cấp bền 4.8: đây là những thanh ren cấp bền thường, loại này chịu được lực kéo tối thiểu là 400 Mpa = 4000 kg/cm2.
– Thanh ren cấp bền 5.6: là những thanh ren cấp bền trung bình, loại này chịu được lực kéo tối thiểu là 500Mpa = 5000kg/cm2.
– Thanh ren cấp bền 8.8 : Là loại thanh ren cường độ cao, nó chịu đựng được lực kéo tối tiểu là 800Mpa = 8000kg/cm2.
Ở đây ta chỉ quan tâm đến giới hạn bền kéo bởi vì thanh ren chủ yếu dùng để treo các chi tiết khác. Như vậy khi tính toán thiết kế để chọn thanh ren phù hợp cho công trình thì ta dựa vào lực bền của thanh ren và tiết diện của thanh ren từ đó suy ra được thanh ren đó có thể treo được vật nặng bao nhiêu kg.
2.2. Phân loại theo tình trạng lớp mạ:
– Thanh ren mạ điện phân: Loại này là loại mạ thông thường và hay sử dụng nhất, gần như tất cả các thanh ren thông thường đều sử dụng phương pháp mạ điện phân bởi tính kinh kế và khả năng chịu đựng trong môi trường khô ráo khi sử dụng trong các tòa nhà của ty ren là khá tốt.
– Thanh ren mạ kẽm nhúng nóng: Loại này thường sử đụng cho các thanh ren có đường kính lớn từ D14 trở lên bởi chiều dày lớp mạ nhúng nóng khá lớn nên nếu sử dụng cho thanh ren có đường kính nhỏ và bước ren thấp thì thanh ren đó không thể lắp ráp được. Các thanh ren mạ kẽm nhúng nóng có khả năng chịu đựng với điều kiện khí hậu ngoài trời khá tốt.
– Thanh ren nhuộm đen: Loại này thường sử dụng cho những thanh ty ren có cường độ cao là cấp độ bền 8.8.
– Thanh ren màu đen ( màu của thép): loại thanh ren này là loại thô, sau khi tạo ren xong nười ta không xử lý bề mặt cho chúng mà sử dụng ngay.
2.3. Phân loại theo kích thước:
– Thanh ren M6/d6 (phi 6): người ta thường sử dụng phôi có đường kính từ 4.6mm-5mm để cán thành ren.
– thanh ren M8/d8 (phi 8): phôi dùng để cán loại này thường có đường kính từ 6.8mm – 7mm.
– thanh ren M10/D10 (phi 10): Sử dụng phôi có đường kính từ 8.6mm-8.8mm.
– thanh ren M12/D12 (phi 12): thanh ren này thường được dùng để thi công nhà xưởng snar xuất, bề mặt được mạ kẽm , đường kính phôi sử dụng để cán ren từ 10.5 -10.8mm.
Ngoài ra còn có rất nhiều đường kính khác như: M16/M18/M20…M56.
3. Thanh ren được tạo ra như thế nào ?
Để tạo ra thanh ren người ta có hai phương pháp tạo ren chính là: tiện ren hoặc cán ren hay còn gọi là lăn ren. Phương pháp tiện trước đây được sử dụng khá rộng rãi nhưng do hiệu quả kinh tế và chất lượng của thanh ren nên hiện nay phương pháp tạo ren chủ yếu được các nhà sản xuất lựa chọn là cán ren. Vì ren được các chịu đựng lực kéo tốt hơn và thời gian sản xuất cũng nhanh hơn, hơn nữa khi cán ren thì về mặt lý thuyết thanh ren sẽ có chiều dài là bất tận, trong khi tiện ren thông thường chỉ cho ra đươci các loại thanh ren dài dưới 2 mét, chưa kể đến để tiện được ren thì phôi phải có độ cứng thích hợp nếu mềm hoặc cứng quá đều sẽ không tạo ra được ren. Hiện nay ngoài hai phương pháp trên thì những chi tiết rỗng hoặc tấm còn có một phương pháp tạo ren khác gọi là phương pháp miết.